NGÀNH BAO BÌ VIỆT NAM HẤP DẪN NHÀ ĐẦU TƯ
Với mức tăng trưởng hàng năm hai con số, ngành công nghiệp chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam được đánh giá là khá hấp dẫn với các nhà cung cấp máy móc thiết bị hoạt động trong ngành cũng như xu hướng doanh nghiệp ngoại mở rộng đầu tư, thâu tóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trong nước.
Tăng trưởng hai con số
Ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam (Vinpas), chia sẻ rằng lĩnh vực bao bì đóng gói tăng trưởng trung bình trên 10 – 15%/năm trong nhiều năm qua và là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản – thúc đẩy thương mại hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng trên được xem là khá ấn tượng với nhiều nhà đầu tư và ngành này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Nguyên nhân được giới phân tích nhận định là do sản xuất hàng hóa trong nước phục vụ cho thị trường tại chỗ và xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh trong thời gian tới, dẫn đến nhu cầu bao bì sẽ rất lớn.
Trong 3 năm qua, Việt Nam có sức hút mạnh mẽ các nhà sản xuất trên thế giới đầu tư xây nhà máy vì có những lợi thế riêng về thị trường, nguồn nhân lực cạnh tranh và môi trường đầu tư được cải thiện. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng bị áp lực cạnh tranh nên cũng phải cải tiến sản xuất hiệu quả cũng như đầu tư vào bao bì đóng gói để tăng sức cạnh tranh.
Đáng chú ý, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đóng gói, đồ uống đóng chai và dược phẩm ngày càng tăng cao, dẫn đến việc gia tăng các sản phẩm bao bì. Các nhà đầu tư nước ngoài dự báo trong những năm tới tăng trưởng hàng năm của ngành bao bì Việt Nam sẽ không dưới hai con số.
Với mức tăng trưởng ngành trên 10%/năm này được xem là mức đáng “thèm khát” của các tập đoàn nước ngoài. Điều này dẫn đến thị trường trong 3 năm qua đã chứng kiến những thương vụ mua bán sáp nhập mà bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngay cả những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này chưa có nhà máy sản xuất ở Việt Nam giờ đây cũng đang cho triển khai xây dựng. Cụ thể, lâu nay, sản phẩm bao bì đóng gói của Tetra Pak cung cấp ở Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ nhà máy của Tetra Pak ở Singapore và Ấn Độ.
Tuy nhiên, vì nhìn thấy thị trường Việt Nam còn tiềm năng phát triển, vào tháng 10 rồi, Tetra Pak đã cho xây nhà máy đầu tiên của mình ở Việt Nam tại tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ khai thác vào năm tới, nhằm rút ngắn thời gian, đáp ứng nguồn cung ổn định cho các nhà sản xuất trong nước.
Với mức tăng trưởng hàng năm hai con số, ngành công nghiệp chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam được đánh giá là khá hấp dẫn với các nhà cung cấp máy móc thiết bị hoạt động trong ngành cũng như xu hướng doanh nghiệp ngoại mở rộng đầu tư, thâu tóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trong nước.
Tăng trưởng hai con số
Ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam (Vinpas), chia sẻ rằng lĩnh vực bao bì đóng gói tăng trưởng trung bình trên 10 – 15%/năm trong nhiều năm qua và là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản – thúc đẩy thương mại hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng trên được xem là khá ấn tượng với nhiều nhà đầu tư và ngành này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Nguyên nhân được giới phân tích nhận định là do sản xuất hàng hóa trong nước phục vụ cho thị trường tại chỗ và xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh trong thời gian tới, dẫn đến nhu cầu bao bì sẽ rất lớn.
Trong 3 năm qua, Việt Nam có sức hút mạnh mẽ các nhà sản xuất trên thế giới đầu tư xây nhà máy vì có những lợi thế riêng về thị trường, nguồn nhân lực cạnh tranh và môi trường đầu tư được cải thiện. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng bị áp lực cạnh tranh nên cũng phải cải tiến sản xuất hiệu quả cũng như đầu tư vào bao bì đóng gói để tăng sức cạnh tranh.
Đáng chú ý, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đóng gói, đồ uống đóng chai và dược phẩm ngày càng tăng cao, dẫn đến việc gia tăng các sản phẩm bao bì. Các nhà đầu tư nước ngoài dự báo trong những năm tới tăng trưởng hàng năm của ngành bao bì Việt Nam sẽ không dưới hai con số.
Với mức tăng trưởng ngành trên 10%/năm này được xem là mức đáng “thèm khát” của các tập đoàn nước ngoài. Điều này dẫn đến thị trường trong 3 năm qua đã chứng kiến những thương vụ mua bán sáp nhập mà bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngay cả những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này chưa có nhà máy sản xuất ở Việt Nam giờ đây cũng đang cho triển khai xây dựng. Cụ thể, lâu nay, sản phẩm bao bì đóng gói của Tetra Pak cung cấp ở Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ nhà máy của Tetra Pak ở Singapore và Ấn Độ.
Tuy nhiên, vì nhìn thấy thị trường Việt Nam còn tiềm năng phát triển, vào tháng 10 rồi, Tetra Pak đã cho xây nhà máy đầu tiên của mình ở Việt Nam tại tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ khai thác vào năm tới, nhằm rút ngắn thời gian, đáp ứng nguồn cung ổn định cho các nhà sản xuất trong nước.